Facebook Instagram Youtube Royal Helmet Royal Helmet Official Store Royal Helmet Store

08-11-2024

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu?

Năm 2024, mức phạt khi tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu? Những trường hợp nào được phép không đội nón bảo hiểm khi điều khiển phương tiện là xe gắn máy, xe điện lưu thông trên đường? Cùng Royal Helmet tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Không đội mũ bảo hiểm là vi phạm gì?

Theo pháp luật Việt Nam thì khi tham giao thông bằng xe máy mà người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm về an toàn giao thông đường bộ. Tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử lý với những trường hợp cụ thể như sau:

  • Người trực tiếp điều khiển xe mô tô, xe máy, xe điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nhưng cài quai không đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
  • Chở người ngồi trên xe máy, xe mô tô, xe điện không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ nhưng cài quai không đúng quy cách, trừ một số trường hợp đặc biệt như: chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi hoặc đang thực hiện áp giải tội phạm, người có hành vi vi phạm pháp luật.
Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy là vi phạm pháp luật
Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy là vi phạm pháp luật

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được xem là một hành vi nguy hiểm và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy mỗi người dân cần nâng cao ý thức về tuân thủ luật giao thông, luôn đội mũ bảo hiểm đúng quy cách để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.

Điều khiển phương tiện nào bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm?

Pháp luật Việt Nam quy định, các trường hợp người dân phải đội nón bảo hiểm khi lưu thông trên đường bao gồm:

  • Người điều khiển, người lái xe mô tô, các loại xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện.
  • Người được chở hoặc người ngồi phía sau xe mô tô, xe máy, xe điện và xe đạp điện.

Điều này có nghĩa là kể cả người điều khiển và người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và xe đạp điện đều phải đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Ngoài ra thì tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện, xe máy điện thì người điều khiển phương tiện cũng cần phải đội mũ bảo hiểm.

Không đội mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao Thông đường bộ 2008 quy định, người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, 3 bánh, xe gắn máy đều phải đội nón bảo hiểm và đảm bảo cài quai mũ đúng quy cách.

Mức phạt đối với người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi di chuyển bằng xe máy được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Nghị định 123/2021/NĐ-CP. Cụ thể, nếu người điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông trên đường thì có thể bị phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng:

  • Không đội hoặc đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách cho người đi xe mô tô, xe máy khi tham gia giao thông.
  • Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội nón nhưng không cài quai đúng quy cách.
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy có thể bị xử phạt hành chính.
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy có thể bị xử phạt hành chính

Tóm lại mức phạt nếu không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy, xe mô tô sẽ dao động từ 400.000 đến 600.000 đồng.

Các trường hợp không đội mũ bảo hiểm nhưng không bị phạt

Quy định của pháp luật đối với người lái xe máy là phải đội mũ bảo hiểm, nhưng có một số trường hợp ngoại lệ (theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Nghị định 123/2021/NĐ-CP) mà người tham gia giao thông không cần phải đội nón bảo hiểm nếu thuộc một trong 3 trường hợp sau:

  • Đang chở người bệnh đi cấp cứu.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Đang áp giải người phạm tội.

Trẻ em từ mấy tuổi phải đội mũ bảo hiểm?

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi tham giao thông bằng xe máy, xe mô tô (quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì không bắt buộc phải đội nón bảo hiểm khi tham giao thông. Tuy nhiên thì với tình hình giao thông như hiện tại thì cha mẹ nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông bằng mô tô hoặc xe máy, không những giúp đảm bảo an toàn cho trẻ mà còn giúp hình thành thói quen đội nón bảo hiểm cho bé.

Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em giúp đảm bảo an toàn cho bé khi tham gia giao thông.
Đội mũ bảo hiểm cho trẻ em giúp đảm bảo an toàn cho bé khi tham gia giao thông.

Vòng đầu của trẻ em thường nhỏ hơn vòng đầu của người trưởng thành khá nhiều, vì vậy khi chọn mua nón bảo hiểm cho trẻ thì cần chú ý chọn nón có kích thước phù hợp với vòng đầu để nón vừa vặn, giúp tăng khả năng bảo vệ, sản phẩm phải có đầy đủ tem kiểm định của các cơ quan có thẩm quyền. Cha mẹ cũng nên chú ý đội mũ đúng cách cho trẻ, đặc biệt là điều chỉnh dây quai nón cho phù hợp với khuôn mặt.

Có được nộp phạt tại chỗ với lỗi không đội mũ bảo hiểm?

Về vấn đề nộp phạt tại chỗ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020), được quy định tại khoản 1 Điều 56 như sau:

“Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản”.

Người vi phạm quy định không đội mũ bảo hiểm sẽ không được nộp phạt tại chỗ.
Người vi phạm quy định không đội mũ bảo hiểm sẽ không được nộp phạt tại chỗ.

Căn cứ theo quy định trên thì trong trường hợp người điều khiển phương tiện bị phạt do không đội mũ bảo hiểm với mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng thì không có quyền yêu cầu lập biên bản nộp phạt tại chỗ.

Câu hỏi liên quan về xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm

Ai cũng biết không đội nón bảo hiểm khi tham giao thông bằng các phương tiện xe máy, xe mô tô, xe điện là vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hết những quy định về xử phạt lỗi không đội mũ nón bảo hiểm. Vì vậy mà có nhiều câu hỏi xung quanh vấn đề lỗi không đội mũ bảo hiểm, cụ thể:

Không đội mũ bảo hiểm có bị lập biên bản không?

Khoản 1 Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về biên bản vi phạm hành chính là văn bản được lập bởi người có thẩm quyền, nội dung của biên bao gồm nội dung vi phạm, hành vi vi phạm, các tình tiết vi phạm và biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân hoặc tổ chức chức vi phạm.

Lập biên bản vi phạm hành chính là thủ tục bắt buộc phải có trong quá trình xử lý vi phạm, biên bản vi phạm được dùng làm căn cứ để xác định hành vi, mức độ vi phạm cũng như biện pháp xử lý phù hợp tùy thuộc vào đối tượng vi phạm là cá nhân hoặc tổ chức.

Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy sẽ bị lập biên bản vi phạm.
Không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy sẽ bị lập biên bản vi phạm

Đối với “Lỗi không đội mũ bảo hiểm” thì bắt buộc phải lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

Có bị thu bằng lái khi đi xe không đội mũ bảo hiểm?

Tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định xử phạt đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm cho phép tạm giữ các giấy tờ liên quan như: bằng lái xe, giấy đăng ký xe,… để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt

Nộp phạt tại chỗ cho lỗi không đội mũ bảo hiểm có được không?

Tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ là xử phạt hành vi vi phạm được thực hiện tại địa điểm phát hiện, không tiến hành lập biên bản.

Tuy nhiên, mức phạt tiền tối đa khi xử phạt tại chỗ là 250.000 đồng (theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) nhưng lỗi “không đội mũ bảo hiểm” có mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng, vì vậy lỗi này không được tiến hành xử phạt tại chỗ.

Ai có quyền xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm?

Điều 44 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, quy định những lực lượng, đơn vị có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:

  • Lực lượng Công an nhân dân, gồm có: Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Công an phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an nhân dân khác theo quy định của pháp luật.
  • Công chức, viên chức thuộc lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ, Thanh tra giao thông đường thủy nội địa, Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
  • Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Công an xã, phường, thị trấn được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm hành chính ở lĩnh vực giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
Các lực lượng được quyền xử phạt người vi phạm quy định không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.
Các lực lượng được quyền xử phạt người vi phạm quy định không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy

Đội nón bảo hiểm đạt chuẩn – Đảm bảo an toàn và tuân thủ pháp luật

Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông bằng xe máy, xe điện thì bạn nên chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn (QCVN – Tiêu chuẩn bắt buộc phải có cho sản phẩm nón bảo hiểm khi lưu hành tại thị trường Việt Nam). Đội nón bảo hiểm đạt chuẩn không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn là tuân thủ các quy định về Luật giao thông đường bộ, không lo bị phạt khi điều khiển các phương tiện như xe gắn máy, xe máy điện,…

Như bạn đã biết, mức phạt cho việc không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể lên đến 600.000 VNĐ. Đừng để một khoản tiền không nhỏ “bay” khỏi túi chỉ vì chủ quan với sự an toàn của bản thân. Hãy đầu tư ngay cho bản thân chiếc mũ bảo hiểm chất lượng cao đến từ nhà Royal Helmet đạt chuẩn QCVN, vừa bảo vệ bạn khỏi những rủi ro tai nạn, vừa giúp bạn tuân thủ luật giao thông. Đặc biệt, từ ngày 01/12/2024 – 30/04/2025, khi mua mũ bảo hiểm M139 hoặc M239, bạn sẽ được tặng ngay áo mưa cao cấp, giúp bạn an tâm di chuyển trong mọi điều kiện thời tiết. “Đầu tư nhỏ, bảo vệ lớn”, hãy hành động ngay hôm nay!

Xem ngay những sản phẩm mũ bảo hiểm chất lượng của Royal Helmet ngay sau đây:

590.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
480.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
600.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
270.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
350.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
600.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
730.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
730.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

Hy vọng với những giải đáp xung quanh câu hỏi “không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?” trên có thể giúp bạn hiểu hơn về Luật An toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam, đồng thời giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc đội nón bảo hiểm đúng cách, đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh khi xảy ra tai nạn giao thông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi tư vấn

Message

Zalo

Xem địa chỉ