Facebook Instagram Youtube Royal Helmet Royal Helmet Official Store Royal Helmet Store

22-10-2024

Chuẩn DOT, Snell và ECE khác nhau thế nào?

Chuẩn DOT, Snell và ECE khác nhau thế nào?

Thị trường mũ bảo hiểm hiện có rất nhiều mẫu mã và thiết kế khác nhau, bên cạnh đó là ý thức đội nón bảo hiểm của người dân cũng dần tăng cao, đòi hỏi những sản phẩm mũ bảo hiểm phải đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn như: DOT, ECE, Snell, JIS,… giúp người sử dụng an tâm khi tham gia giao thông. Cùng Royal Helmet tìm hiểu những tiêu chuẩn này khác nhau như thế nào ngay trong bài viết dưới đây.

Tiêu chuẩn DOT, ECE, Snell là gì?

Lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm an toàn không chỉ nằm ở kiểu dáng hay thương hiệu, mà còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn bảo vệ như DOT, ECE và Snell. Vậy mỗi tiêu chuẩn này có ý nghĩa gì? Đâu là sự khác biệt giúp bạn yên tâm hơn khi đội mũ bảo hiểm?

Các tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm phổ biến nhất hiện nay
Các tiêu chuẩn an toàn của mũ bảo hiểm phổ biến hiện nay

Chuẩn DOT là gì?

Chuẩn DOT (Department of Transportation) là một tiêu chuẩn an toàn của Hoa Kỳ do Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (DOT) đặt ra để đảm bảo mức độ bảo vệ tối thiểu cho mũ bảo hiểm khi sử dụng trong giao thông. Tiêu chuẩn này còn được gọi chính thức là FMVSS 218 (Federal Motor Vehicle Safety Standard #218).

DOT đánh giá an toàn như thế nào?

Trong các bài kiểm tra va đập, 1 thiết bị đo chấn động (thường là đo tốc độ và lực G) được cố định bên trong của mũ bảo hiểm, sau đó sẽ thả rơi nón từ một độ cao cố định xuống các bề mặt khác nhau, dựa vào các thông số lực tác động vào phần đầu mà sản phẩm mũ bảo hiểm được đánh giá là có an toàn hay không. Thông thường bài kiểm tra này được thực hiện ít nhất 2 lần để đảm bảo mũ có thể chịu được nhiều lần va đập trong 1 vụ tai nạn.

Tiêu chuẩn DOT là bắt buộc cho các mũ bảo hiểm bán tại thị trường Mỹ.
Tiêu chuẩn DOT là bắt buộc cho các mũ bảo hiểm bán tại thị trường Mỹ

Ngoài ra, trong bài kiểm tra DOT thì mũ bảo hiểm cũng được kiểm tra lực xuyên qua mũ vào phần đầu, phần khóa gài của nón cũng được kiểm tra để đảm bảo khóa không bị bung dẫn đến nón bị trượt khỏi đầu khi va chạm.

Các điều kiện để đạt chuẩn DOT

Để được công nhận đạt chuẩn DOT, mũ bảo hiểm cần vượt qua các bài kiểm tra, chi tiết quy trình kiểm tra chuẩn DOT:

  • Mũ bảo hiểm được thả rơi từ độ cao 1.83m xuống bề mặt cong.
  • Mũ bảo hiểm được thả xuống từ độ cao 1.83m xuống về mặt phẳng.
  • Thiết bị truyền lực được thả trực tiếp xuống mũ bảo hiểm
  • Trong bài kiểm tra hấp thụ lực của nón bảo hiểm, tạ được sử dụng lên đến 136kg.

Sự khác biệt của chuẩn DOT so với các tiêu chuẩn khác

Tiêu chuẩn DOT thường được áp dụng tại Hoa Kỳ và phổ biến cho người sử dụng xe máy thông thường. Dù DOT có các yêu cầu nghiêm ngặt, tiêu chuẩn này được cho là dễ đạt hơn so với các tiêu chuẩn khác như Snell (được đánh giá là khắt khe hơn). DOT tập trung nhiều vào các yêu cầu cơ bản cho người dùng thông thường hơn là cho các tay đua chuyên nghiệp.

Chuẩn SNELL là gì?

Chuẩn SNELL là một tiêu chuẩn an toàn cao cấp dành cho mũ bảo hiểm, được thiết lập bởi Snell Memorial Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ chuyên nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn an toàn cho mũ bảo hiểm. Tiêu chuẩn Snell được sử dụng cho các dòng “mũ đua”, vì vậy mà tiêu chuẩn này thường khắt khe hơn so với chuẩn DOT.

Snell Memorial Foundation do Daniel Junior Thomas sáng lập vào năm 1957 – Sau cái chết của tay đua William Pete Snell bởi tai nạn lật xe khi đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, Snell ra đời nhằm đưa ra những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nón bảo hiểm sử dụng trong các cuộc đua tốc độ cao. Sau mỗi 5 năm thì Snell sẽ có 1 tiêu chuẩn mới và hiện đang là M2015, trước đó là M2010.

Tiêu chuẩn SNELL không bắt buộc - Do tổ chức phi lợi nhuận quản lý
Tiêu chuẩn SNELL không bắt buộc – Do tổ chức phi lợi nhuận quản lý

Các bài kiểm tra và điều kiện để đạt chuẩn Snell

Dưới đây là các bước để thực hiện bài kiểm tra theo tiêu chuẩn Snell:

  • Tiêu chuẩn Snell sẽ tiến hành thử nghiệm nón trên 5 bề mặt khác nhau thay vì chỉ có 2 như DOT.
  • Mũ bảo hiểm sẽ được kiểm tra trong nhiều mức nhiệt độ khác nhau.
  • Khi kiểm tra khả năng chống va đập, mũ sẽ được thả rơi từ nhiều độ cao khác nhau, thông thường độ cao của chuẩn Snell sẽ cao hơn chuẩn DOT.
  • Trong tiêu chuẩn Snell, phần cằm và phần vỏ mũ cũng sẽ được kiểm tra.
  • Tiêu chuẩn Snell sẽ kiểm tra khả năng kháng lửa của mũ bảo hiểm bằng cách đốt vỏ ngoài của nón.
  • Nếu mũ bảo hiểm có kính chắn, đơn vị kiểm tra sẽ bắn 3 phát đạn chì để thử nghiệm.

Ưu điểm của tiêu chuẩn Snell

  • Độ an toàn cao: Tiêu chuẩn SNELL được đánh giá cao về độ an toàn nhờ vào các bài kiểm tra khắt khe, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao tốc độ cao và đua xe chuyên nghiệp.
  • Chất lượng bảo vệ tối đa: SNELL chủ yếu được yêu cầu cho các mũ bảo hiểm cao cấp, được thiết kế cho người dùng muốn có mức độ bảo vệ cao nhất, đặc biệt là trong các môn đua xe thể thao.
  • Được tin cậy bởi vận động viên chuyên nghiệp: SNELL là tiêu chuẩn bắt buộc trong nhiều môn thể thao và giải đua xe chuyên nghiệp, nơi đòi hỏi mũ bảo hiểm có thể bảo vệ tối đa.

So sánh SNELL với các tiêu chuẩn khác như DOT và ECE

  • Khắt khe hơn DOT: SNELL thường yêu cầu các bài kiểm tra nghiêm ngặt và tốn kém hơn, trong khi DOT chỉ cần mũ bảo hiểm đạt mức bảo vệ tối thiểu.
  • So với ECE (tiêu chuẩn châu Âu): SNELL cũng nghiêm ngặt hơn ECE ở nhiều khía cạnh, nhưng ECE được áp dụng rộng rãi hơn cho mũ bảo hiểm tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới.

Chuẩn ECE là gì?

Chuẩn ECE (Economic Commission for Europe) là một tiêu chuẩn an toàn dành cho mũ bảo hiểm được quy định bởi Ủy ban Kinh tế châu Âu của Liên Hợp Quốc. Cụ thể, tiêu chuẩn này được gọi là ECE 22.05 (hoặc phiên bản mới hơn là ECE 22.06) và được công nhận rộng rãi ở châu Âu cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đây là một trong những tiêu chuẩn an toàn phổ biến nhất cho mũ bảo hiểm xe máy, nhờ vào các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt và đánh giá chi tiết.

Tiêu chuẩn ECE được nhiều quốc gia tại Châu Âu và các tổ chức đua xe lớn công nhận.
Tiêu chuẩn ECE được nhiều quốc gia tại Châu Âu và các tổ chức đua xe lớn công nhận

Các bài kiểm tra và điều kiện để đạt chuẩn ECE

Quy trình kiểm tra của tiêu chuẩn ECE gồm:

  • Kiểm tra khả năng hấp thụ lực tác động bằng các thả rơi mũ từ trên cao xuống mặt phẳng.
  • Kiểm tra phần dây quai và khóa cài của nón có dễ bị tuột khi va chạm không.
  • Kiểm tra khả năng chịu lực của dây khóa – lực kéo tương đương 304kg.
  • Kiểm tra khả năng chịu mài mòn vỏ ngoài của nón.
  • Phần vỏ nón bảo hiểm được kiểm tra với sức nặng 70kg xem có biến dạng hay không.
  • Kính của mũ cũng được kiểm tra như 1 phần không thể thiếu của sản phẩm nón bảo hiểm chất lượng.

Ưu điểm của tiêu chuẩn ECE

  • Được công nhận rộng rãi: Chuẩn ECE được chấp nhận và tin dùng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở châu Âu.
  • Kiểm tra nghiêm ngặt và đồng bộ: Với các bài kiểm tra bắt buộc, mũ bảo hiểm đạt chuẩn ECE đều phải qua kiểm định kỹ lưỡng và thống nhất, giúp đảm bảo chất lượng bảo vệ.
  • Đáp ứng các điều kiện môi trường: ECE yêu cầu mũ phải bền và hoạt động tốt dưới nhiều điều kiện môi trường khác nhau, thích hợp cho người dùng xe máy ở nhiều khu vực thời tiết khắc nghiệt.

So sánh ECE với các tiêu chuẩn DOT và SNELL

  • So với DOT: ECE có các yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hơn và yêu cầu kiểm tra trước khi bán, trong khi DOT cho phép nhà sản xuất tự kiểm tra. Điều này giúp ECE đảm bảo chất lượng nhất quán hơn.
  • So với SNELL: SNELL có thể yêu cầu khắt khe hơn trong các bài kiểm tra va đập cho mũ bảo hiểm thể thao và đua xe, nhưng ECE được áp dụng phổ biến hơn cho người dùng hàng ngày và phù hợp với quy định pháp lý tại nhiều quốc gia.

Các tiêu chuẩn có đúng khi ứng dụng thực tế?

Các tiêu chuẩn kiểm định đều có giá trị, tuy nhiên quá trình kiểm nghiệm thường thực hiện trong phòng lab với các điều kiện nhất định, chính xác nên thiếu đi những yếu tố bất ngờ trong thực tế. Vì vậy thì khả năng mũ bảo hiểm đạt được các tiêu chuẩn kiểm nghiệm nhưng lại không thể bảo vệ an toàn tuyệt đối cho người đội khi xảy ra tai nạn. Do đó, ý thức của người lái khi tham gia giao thông vẫn là quan trọng nhất.

Nên chọn tiêu chuẩn kiểm định nào?

Chọn mũ bảo hiểm có tiêu chuẩn kiểm định nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, nếu bạn đang sống tại Mỹ thì 1 mũ bảo hiểm chuẩn là phải có DOT để đảm bảo sản phẩm bạn mua là hợp pháp. Mũ bảo hiểm lưu hành tại Mỹ bắt buộc phải có tem DOT để đảm bảo bạn đang đội nón phù hợp với tiêu chuẩn giao thông tại đây.

Các tiêu chuẩn phức tạp hơn như Snell có thể mang đến cho bạn một chiếc mũ bảo hiểm an toàn hơn, tuy nhiên sự phức tạp từ 2 hệ thống kiểm tra khác nhau (nhà nước và tư nhân) nên vẫn tồn tại tranh cãi rằng Snell liệu có tốt hơn DOT?

ECE là tiêu chuẩn được cập nhật liên tục (không giống như Snell và DOT), chuẩn ECE được áp dụng tại nhiều quốc gia, ngoài khắt khe hơn những tiêu chuẩn khác thì tiêu chuẩn ECE còn kiểm tra thêm nhiều khía cạnh khác (như kiểm tra mài mòn)

Mỗi tiêu chuẩn do các tổ chức, cơ quan khác nhau quản lý nên không thể kết luận tiêu chuẩn nào là tốt nhất. Tùy vào quy chuẩn của quốc gia mà bạn sinh sống và thông tin giải thích từng tiêu chuẩn để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Tại Việt Nam thì mũ bảo hiểm cần đạt chuẩn QCVN trước khi lưu hành, mới nhất là QCVN 2:2021/BKHCN.

Nón bảo hiểm Royal đạt chuẩn QCVN theo tiêu chuẩn an toàn tại Việt Nam.
Nón bảo hiểm Royal đạt chuẩn QCVN theo tiêu chuẩn an toàn tại Việt Nam

Lựa chọn mũ bảo hiểm không chỉ dựa vào kiểu dáng mà còn phải quan tâm đến chất lượng và tiêu chuẩn an toàn. Royal Helmet tự hào đạt chuẩn QCVN, đảm bảo sự bảo vệ tối ưu cho người sử dụng. Đặc biệt, từ 01/12/2024 đến 30/04/2025, khi mua mũ bảo hiểm Royal M139 hoặc M239, bạn sẽ nhận được một chiếc áo mưa cao cấp hoàn toàn miễn phí! “Đầu tư dài hạn, an toàn là bạn!” Khám phá ngay bộ sưu tập M139/M239 với nhiều màu sắc và kiểu dáng thời trang.

Royal Helmet là thương hiệu mũ bảo hiểm đạt chuẩn QCVN tại Việt Nam và cả tiêu chuẩn DOT tại Mỹ (được bán trên Amazon), vì vậy mà bạn có thể an tâm khi lựa chọn các sản phẩm đến từ thương hiệu Royal Helmet. Tham khảo ngay những sản phẩm nón bảo hiểm chất lượng, đạt chuẩn ngay dưới đây:

700.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
520.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
600.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
400.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
700.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
480.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
600.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm
550.000 
Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

Mũ bảo hiểm là sản phẩm giúp bảo vệ tính mạng của người tham gia giao thông, vì vậy khi chọn mua nón bảo hiểm hãy ưu tiên những sản phẩm đạt chuẩn, bảo vệ vùng đầu càng nhiều càng tốt.

Có thể bạn quan tâm: Nhựa ABS là gì? Ứng dụng trong sản xuất mũ bảo hiểm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi tư vấn

Message

Zalo

Xem địa chỉ